Viên Linh - Khởi Hành


TẠP CHÍ KHỞI HÀNH (trong nước)

Số 1| Số 2| Số 3| Đang cập nhật

TẠP CHÍ KHỞI HÀNH (hải ngoại)
Đang cập nhật

TẠP CHÍ THỜI TẬP
Đang cập nhật
TẠP CHÍ NGHỆ THUẬT
Đang cập nhật
NHẠC PHỔ THƠ
TÂM SỬ CA - VIÊN LINH
    Bấm vào đây để nghe nhạc
  • Tâm Tang - Diệu Hiền
  • Ngày Của Hai Người - Thuỵ Long
  • Chuyện Vãn Cùng Sách Cũ - Thuý Huyền
  • Lầu Chuông - Thành Đạt
  • Cố Hương - Diệu Hiền
  • Em Có Về Hà Nội - Đông Quân
  • Hoa Gạo - Thuỵ Long
  • Ẩn Mật - Thuý Huyền
  • Mai Sau - Thành Đạt
  • Gọi Hồn - Thuỵ Long
TÁC PHẨM ĐÃ ĐĂNG
GIỚI THIỆU SÁCH
TÁC PHẨM CỦA VIÊN LINH
A. CÁC TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN THÀNH SÁCH:
  • 01. HOÁ THÂN, thơ, Văn nghệ, Saigon 1964. Tái bản bởi “edition lmn,” Bonn 1994
  • 02. CẢNH TƯỢNG ĐÊM NAY, tập truyện, Thời Mới, Saigon 1966. Tái bản 2013, Khởi Hành, California.
  • 03. THỊ TRẤN MIỀN ĐÔNG, tân truyện, Văn, Saigon 1966; Thế giới, California 1992
  • 04. MỘT CHỖ NÀO KHÁC, tập truyện, Trình bày, Saigon 1967
  • 05. CUỐI CÙNG EM ĐÃ ĐẾN, truyện dài, Hoàng Đông Phương, Saigon 1968
  • 06. CÁNH CỬA ĐÊM THÂU, truyện dài, Nghĩa Thục, Saigon 1969
  • 07. CHIỀU HÔM GIÓ CUỐN, truyện dài, KCN, Saigon 1969
    Thẩm Thuý Hằng film do Bùi Sơn Duân đạo diễn, (dở dang), 4.1975
  • 08. CUỐI TRỜI HÔN MÊ, truyện dài, Kỷ Nguyên, Saigon 1970
    Cuốn truyện dài với bối cảnh Tết Mậu Thân 1968 tại Chợ Lớn
  • 09. MÃ LỘ, tân truyện, Văn 1970; Khởi Hành, Calif., 1997
  • 10. VƯỜN QUÊN LÃNG, tân truyện, Hoàng Hạc, Saigon 1971
  • 11. MỘT MÙA MÊ HOẶC, truyện dài, Ng. Đình Vượng, Saigon 1973
  • 12. TÌNH NƯỚC MẶN, tân truyện, Văn, 1973; tủ sách Khởi Hành, Munchen, Germany, 1993
  • 13. HẠ ĐỎ CÓ CHÀNG TỚI HỎI, tiểu thuyết, Khai Hóa, Saigon 1973; Xuân Thu Calif., 1990
  • 14. LÒNG GƯƠNG Ý LƯỢC, tiểu thuyết, Khai Hóa, Saigon 1973; Xuân Thu Calif. tái bản 1990
  • 15. TỚI NƠI EM Ở, tiểu thuyết, Khai Hóa, Saigon 1973, Xuân Thu Calif., 1990.
  • 16. THỦY MỘ QUAN, thơ, Thời Tập, Virginia 1982, Thế Giới, Calif., 1992. (đang in lần thứ 3)
  • 17. VŨ HOÀNG CHƯƠNG, LỊCH SỬ THƠ (CHIÊU NIỆM VĂN CHƯƠNG I), nhận định văn học, Khởi Hành, Calif., 2000.
  • 18. CỘI NGUỒN BẤT AN, dịch Roots of Unrest của Phan Trần Hiếu, sách song ngữ Việt Anh do nhật báo Hoa Kỳ tại địa phương The Orange County Register xuất bản, California, 1999.
B. CÁC TRUYỆN DÀI TỪNG KỲ ĐÃ IN TRÊN BÁO
  • 01. NHỮNG KẺ ĐỒNG LÕA, phóng tác Les Complices của G. Simenon, in xong trên Nhật báo Dân Chủ, đầu ’70
  • 02. VÒNG DÂY TREO CỔ, phóng tác Tante Jane của G. Simenon, in xong trên Nhật báo Quật Cường, đầu ’70
  • 03. CUỘC TRỐN CHẠY CỦA ÔNG HOÀN VŨ, phóng tác La Fuite de Mr Monde của G. Simenon, in xong trên Nhật báo Quật Cường
  • 04. THỊ TRẤN MIỀN ĐÔNG, kịch dài nhiều màn, đăng trọn vẹn trên tạp chí Văn Nghệ, 196…
  • 05. CON ĐƯỜNG NGỰA CHẠY, kịch truyền thanh, đăng lần đầu trên tạp chí Bách Khoa, 1962 và vở ĐỂ CHO NGƯỜI KHÁC SỐNG Văn Học
  • 06. GIÓ THẤP, tân truyện, in lần đầu trên Nhật báo Sóng Thần, trọn vẹn.
C. TRUYỆN NGẮN, TIỂU LUẬN , HỘI NGHỊ
  • Khoảng 50 truyện ngắn, (không kể hai tập truyện ngắn đã xuất bản Cảnh Tượng Đêm Nay và Một Chỗ Nào Khác) đăng rải rác trên các nhật báo, tuần báo, tạp chí như: Ngôn Luận, Tiếng Chuông, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Văn, Văn Hữu, Văn Nghệ, (nhiều bút hiệu khác nhau, không thu thập được: Sầm Tham, Lê Nguyên, Hồ Tùng Nghiệp, Lê Thường Xuân, Nguyễn Văn Ba, ...).
  • Thơ khoảng 1.000 bài (không kể những bài đã xuất bản trong hai tập Hóa Thân và Thủy Mộ Quan) đăng trên Gió Mới (Bùi Giáng TKTS), Sáng Tạo, Thế Kỷ Hai Mươi, Bách Khoa, Nghệ Thuật, Phổ Thông, Văn, Vấn Đề.
  • Tiểu Luận (khoảng 30 bài) đăng trên Văn Nghệ, Thế Kỷ Hai Mươi, Khởi Hành, Thời Tập,… (thu thập được khoảng 20%)
  • Kịch: 27 vở, chỉ thu thập được 2 vở Con Đường Ngựa Chạy và Để Cho Người Khác Sống.
  • Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Văn Bút quốc tế (61st World Congress of International P.E.N.), Prague, Czech Replublic, 1994, với Nguyễn Sỹ Tế, Phạm Việt Tuyền, Cung Trầm Tưởng.
CÁC SỐ BÁO
Tạp chí Khởi Hành

Sơ lược

Gồm tổng cộng 404 số, 156 số đầu là tuần báo trong nước Việt Nam (1969-1996), các số sau là nguyệt san tại hải ngoại.

Tới tháng 5 năm 1969 tôi được Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội mời làm thư ký tòa soạn tờ báo của hội, có hơn 700 hội viên. Chủ nhiệm kiêm chủ bút là đại tá Trần Văn Trọng, chủ tịch hội. Ông chính là nhạc sĩ Anh Việt, tác giả bản nhạc bất hủ Bến Cũ. Chúng tôi đã biến Khởi Hành thành tuần báo văn học nghệ thuật cho tất cả mọi người, quân nhân hay không. Và nó đã trở thành báo bán, như một tờ báo dân sự, của tư nhân, bán cho độc giả từ Đông Hà tới Cà Mâu, in từ năm tới bảy ngàn số, có lúc lên đến mười ngàn (có ghi rõ số lượng phát hành trên Khởi Hành số 13) mỗi kỳ. Khởi Hành sống tới số 156.

Bài viết: Tâm sự năm thứ 21 "Khởi Hành"

Tạp chí Khởi Hành xuất bản ở hải ngoại số 1 ra vào đầu Tháng Mười Một 1996, tới nay vừa qua số 246, năm 2017, như vậy đang ở năm thứ 21, chỉ ở hải ngoại không thôi. Nói thế vì tờ báo từng hiện diện ở Sài Gòn từ Tháng Năm 1969, là cơ quan ngôn luận của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Ðội*, và ra tới số 156 thì ngưng. Bộ cũ ở trong nước hay bộ mới ở hải ngoại đều do một người trông coi tòa soạn, thu góp bài vở và trình bày trang báo, cho nên tâm sự Khởi Hành là tâm sự của hơn 400 số báo – đích xác là 156 số bộ cũ + 246 số bộ mới = 402 số – kể ra ngổn ngang và mênh mông, song tôi xin bắt đầu một các tự nhiên, thấy thế nào kể ra thế ấy, đôi điều giản dị, ngắn gọn, còn những gì dài dòng, chúng ta cần một cuốn sách, xin để sau này, khi viết hồi ký.

Tâm sự hôm nay chỉ là tâm sự trang 1, của tờ báo Khởi Hành số 1 hải ngoại, ra trước Tháng Mười Một 1996, sau này có thể là tâm sự số 1, của tờ báo Khởi Hành số 1 trong nước, ra trước Tháng Năm 1969. Khuôn khổ tờ báo là 10 x 13.50” (phân Anh), bìa và ruột cùng một thứ giấy in báo, nghĩa là không có bìa láng trên giấy trắng mịn, và gấp kiểu yên ngựa (saddle), nghĩa là không có gáy vuông. Với bề dày cả ruột lẫn bìa chỉ có 32 trang người ta không thể và không cần đóng gáy vuông, mà nếu muốn đóng gáy vuông cho đẹp cho sang, phải tính thêm công đóng mỗi số báo là 30 xu, 1000 số báo là 300 Mỹ kim thêm, một uổng phí không cần thiết. Trong khi nếu không đóng gáy vuông, cả tiền giấy và tiền in 1000 số báo 32 trang chỉ có 800 Mỹ kim, lại là in kiểu rất sang và tốn kém là hai trang bìa in được đủ màu (full colors) – ta quen gọi không chính xác là in 4 màu – trong khi với 4 màu vàng đỏ xanh đen (yellow, magenta, cyan, black) với hệ thống in với 4 máng mực cho một cái máy đồ sộ như thế, người ta có thể in ra một tờ báo một cuốn sách hàng chục màu trong nháy mắt (bằng cách bấm một nút điện), chứ không phải chỉ có 4 màu.

(Ảnh một bìa báo Khởi Hành hải ngoại (số đầu tiên))

Trên bìa báo ra vào Tháng Mười Một 1996 có in 8 cái hình của 8 tác giả nghệ sĩ có viết bài hay được nói đến trong số báo: Nhượng Tống, Phùng Cung, Nguyễn Sỹ Tế, Nguyễn Hữu Hiệu, bìa sách của Phạm Công Thiện, hình Củng Lợi (Cong Li) trong bài điểm phim Temptress Moon của Chen Kaige, băng nhạc của Khúc Lan, nhiếp ảnh nghệ thuật của Ngân Hà, sách mới về Võ Phiến của Nguyễn Hưng Quốc, phòng tranh đầu tiên của họa sĩ Thái Tuấn ở Hoa Kỳ, v.v… Những người được nhắc đến trong phần tin tức hay sinh hoạt nghệ thuật của tờ báo, không số nào là không có, nghĩa là một mục mở đầu bắt buộc phải có của Khởi Hành từ xưa đến nay. Làm báo văn nghệ không thể không có tin tức sinh hoạt trong các ngành văn thơ, ấn loát phim ảnh hội họa. Một tờ báo gọi là văn nghệ mà chỉ có thơ văn là không đủ, một tờ báo học thuật mà không có tin tức về những gì liên hệ tới sự hình thành các nghệ phẩm (phương pháp, xuất phẩm) cũng không thể gọi là một tờ báo. Vả chăng dù là báo gì cũng cần được trình bày cho đẹp mắt, nên bài viết mà thiếu hình tượng tô điểm hay dẫn chứng kèm theo thì toàn thể chỉ là chữ và chữ, không tạo được cho báo mình một số độc giả riêng; hay tệ hơn nữa, nó chưa thể được gọi là một tờ báo. Báo là báo tin, một tờ báo không báo tin gì mới, không thể được gọi là báo, chỉ có thể được gọi là tài liệu. Lúc này hai mươi năm sau nhìn lại các trang tin tức đương thời, tôi vẫn hình dung được sinh hoạt thuở ấy của quá khứ, chính là nhờ những hình ảnh chụp từ người, từ phim, từ sách, từ cảnh vật… trong các trang tin tức, cụ thể là trong mấy trang tin của tờ Khởi Hành số 1 đang được nói đến. Ta bất chợt ngừng lại và tự hỏi: Bây giờ những người ấy – những người viết bài hay được nói đến trong tờ Khởi Hành Tháng Mười Một 1996, bây giờ họ ra sao?

Dựa theo hình ảnh ngoài bìa của tờ báo, theo thứ tự từ trái sang phải từ trên xuống dưới, ta sẽ thấy các bài với nhan đề và tác giả như sau:
-Nhượng Tống: “Ai đã ra lệnh ám sát học giả Nhượng Tống?” Tác giả bài viết là Nguyễn Tà Cúc. Nhượng Tống là nhà văn, viết báo, một thủ lãnh của Quốc Dân Ðảng, bị ám sát giữa Hà Nội khoảng 1949, 50.
-Phùng Cung (nhân vật trong vụ Nhân Văn-Giai Phẩm): bài viết của Nguyễn Hữu Hiệu sau khi gặp Phùng Cung ở Hà Nội, cùng thơ và truyện ngắn Phùng Cung đăng kèm theo.

Nén Nhang
(Phùng Cung - Tặng bạn Nguyễn Hữu Hiệu)

Phỉnh phờ đê tiện
Bả bẫy tù đầy
Máu chảy đầu rơi ngày tháng
Ngót thế kỷ bạo quyền
Không dập tắt nổi nén nhang.


Vụ Nhân Văn-Giai Phẩm xảy ra đã hơn nửa thế kỷ qua, tới nay ít ai còn nhớ rõ, tuy nhiên chúng ta cũng không thể quên nhà văn nhà thơ Phùng Cung (1928-1997). Ông ra đời ngày 18 Tháng Bảy tại Vĩnh Yên, một phần đất ngoại thành, ráp ranh Hà Nội, tham gia kháng chiến từ những ngày đầu khi mới 17, 18 tuổi, từng lãnh đạo dân chúng địa phương cướp chính quyền nhưng cũng sớm thấy bản chất thật sự của Việt Minh, nên vốn là con người khẳng khái, ông chống lại, và sau đó bị họ bắt giam, mới đầu ở Hòa Lò Hà Nội, rồi sau đó cầm giữ ông suốt 12 năm trong các nhà tù khác vùng Việt Bắc. Ông mất ngày 28 Tháng Tư 1997 tại Sài Gòn.

Ðọc thơ văn Phùng Cung người ta nhận ra ngay một ngữ pháp riêng, khúc chiết và quyết liệt. Nhiều câu thơ của ông nghe như thổ ngữ của một vùng miền Bắc khai nguyên, chắt lọc mọi rườm rà, sạch bong như thân trúc, gióng tre, lơ đãng lóng cóng đụng vào có thể rách da, xước máu.

Hai bài kể trên trong số ra mắt, Khởi Hành hẳn nhiên có chủ trương làm báo như thế nào, làm báo để làm gì. Văn chương nghệ thuật song không phải văn chương nghệ thuật để nhàn dư. Những tác giả như Nhượng Tống, như Phùng Cung là những ngòi bút đã viết trong máu lửa, và đời sống của họ đã trải qua nhiều năm tháng sau song sắt, trong cùm gông. Nhà văn Nguyễn Sỹ Tế tác giả bài Triết Lý Thực Dụng nơi trang 19 không chỉ là một nhà giáo, ông từng bị kiên giam (trong cùm) nhiều năm vì sau 1975 ở Sài gòn đã viết bài “Ðể tiến tới một chủ nghĩa xã hội với bộ mặt người.”

Nhà thơ Cao Tiêu biết rõ chủ trương của tờ tạp chí, nên để đóng góp trong số ra mắt, nơi trang 4, ông gửi tới một bài thơ viết tay, với nét bút cứng cỏi

Cảm Ðề
(Cao Tiêu)

Ta là ai giữa mùa thay đổi ấy?
Nỗi đau chung từ đất nước chiến chinh.
Góp tiếng văn chương, làm lại cuộc khởi hành
Bằng bút mực thay cho sung đạn.
Gìn giữ tấm dư đồ như nâng níu áo trận
Sao đến bây giờ rách tả tơi?
Tấc son còn để với đời
Phẩm đề xin một vài lời thêm hoa.

(Khởi Hành số 1, Tháng 11-1996, trang 4) (Bài viết đăng trên báo Người Việt - Aug 9, 2017)

Bấm vào cột bên trái (CÁC SỐ TẠP CHÍ) để xem trọn bộ các số Khởi Hành, Nghệ Thuật, Thời Tập.
(Một bìa tạp chí Thời Tập)

Tạp chí Thời Tập

Trong năm 1973 tôi ra tờ báo riêng của mình, bán nguyệt san Thời Tập, và số chót phát hành ngày 15.4.1975, hai tuần trước khi cộng sản hoàn toàn kiểm soát Việt Nam. Số báo chót này năm vừa qua được anh em trong nhóm Thư Ấn Quán in lại ở Hoa Kỳ.

(Một bìa báo Thời Tập)

(Một trang báo Thời Tập -số 22)

Tờ báo tôi làm thư ký tòa soạn đầu tiên là tờ Màn Ảnh, và ngay sau đó vài tháng chuyển qua làm tờ Kịch Ảnh (1961-1967). Bốn năm sau tôi làm thư ký tòa soạn Tuần báo Nghệ Thuật (1966-1968, chủ nhiệm chủ bút Mai Thảo, trong khi vẫn giữ việc làm bên Kịch Ảnh; mấy năm sau nữa thì được mời làm thư ký tòa soạn tuần báo Khởi Hành (1969-1973, cơ quan ngôn luận của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội). Có một thời gian ngắn tôi được mời làm chủ bút tuần báo Diễn Đàn của Liên Minh Á Châu Chống Cộng, trong khi vẫn làm bên Khởi Hành. Nói chung không bao giờ tôi chỉ làm một tờ báo, trừ khi tôi ra báo riêng của mình, là tờ bán nguyệt san Thời Tập (1973-1975) lúc tôi đã trên ba mươi tuổi, và có nhà in riêng ở đường Nguyễn Trãi.

Khi làm tờ Khởi Hành tôi đã đặt nền tảng cho chính mình về việc làm một tạp chí văn chương, và sau tờ đó, tôi làm tờ Thời Tập cũng theo cách đó. Đó là hai tờ báo gắn liền với tôi. Một cách vắn tắt, nếu chỉ kể hai mươi người đã cộng tác, đã viết thường xuyên cho hai tờ đó, tôi xin kể: Bình Nguyên Lộc, Cung Trầm Tưởng, CHÓE, Dương Nghiễm Mậu, Đỗ Khánh Hoan, Huỳnh Phan Anh, Lê Xuyên, Lê Huy Oanh, Mai Thảo, Mặc Đỗ, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Sơn Nam, Tam Ích, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Tuệ Sỹ, Võ Phiến, Vũ Bằng, Văn Quang,..

(Viên Linh trả lời phỏng vấn litviet.org năm 2009)

Một số hình ảnh bìa và nội dung của các số báo Thời Tập:

(Bìa báo Thời Tập - các số 1,2,3)

(Bìa sau của báo Thời Tập - các số 1,2,3)

(Bìa trong của báo Thời Tập số 4)

(Một trang báo Thời Tập)

(Bìa và mặt trong của một số báo Thời Tập)
Tạp chí
Nghệ Thuật

Nghệ Thuật xuất hiện rất tưng bừng: trong thập niên 60, đó là tờ tạp chí văn học nghệ thuật duy nhất của miền Nam ra hàng tuần, bìa in offset nhiều màu. Cho tới lúc đó miền Nam chỉ có các bán nguyệt san, hai tuần mới ra một lần: Bách Khoa, Văn, Tân Văn, Văn Học. Năm làm thư ký tòa soạn Nghệ Thuật (1966) tôi chưa đến ba mươi, chưa lập gia đình, và còn làm bên tờ Kịch Ảnh, cũng ra hàng tuần, nhưng như cái tên, chuyên về nghệ thuật trình diễn, mạnh nhất về tân nhạc, và xi-nê, cũng có kịch nói và cải lương. Tờ Kịch Ảnh chỉ có ba người làm biên tập thường trực, ông chủ nhiệm kiêm chủ bút Quốc Phong, ông tổng thư ký Mai Thảo, và tôi. Ngoài việc viết bài, kể chuyện phim, phỏng vấn ca sĩ, tôi còn kiêm trình bày offset tờ báo, vì đã có vài năm kinh nghiệm qua tờ Kịch Ảnh. Trình bày bằng phim, bài vở hình ảnh chụp ra phim, trình bày bằng negatives trên bàn kính (light table), kể cả bài viết cũng chụp ra phim, sau đó thợ in đốt ra bản kẽm. Như thế là tân kỳ nhất Việt Nam thời đó. Khi Mai Thảo và nhóm các anh Vũ Khắc Khoan, Thanh Nam, Pham Đình Chương, Anh Ngọc được ông thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ tài trợ cho khoảng một triệu bạc thì tôi được mời làm thư ký tòa soạn Nghệ Thuật, vì các anh muốn có một tờ báo vừa văn học nghệ thuật, lại vừa in offset nhiều màu.

Tuần báo Nghệ Thuật, tranh bìa in nhiều màu (offset), mới nhìn tưởng là tranh Chagall, bên trong in lời chú thích đáng ngạc nhiên: “Tranh bìa kỳ này: họa phẩm Mơ Mộng của họa sĩ Thái Tuấn.”

Lúc đầu tờ báo do họa sĩ Đằng Giao và tôi trình bày, chỉ bốn tháng sau chỉ còn tôi, mà bây giờ nhìn lại cái bìa, thực sự tôi không còn nhớ đó là tranh Thái Tuấn! Tôi có cảm giác người họa sĩ gạo cội của làng họa Sài Gòn đã muốn gây ngạc nhiên với người thưởng ngoạn qua tấm tranh này, một tấm duy nhất trong thể loại.

Bài vở bên trong xem qua mục lục ta thấy:
- Tiểu luận Nguyễn Nhật Duật: Người văn nghệ trước bản thân, thực tại đời sống, trước nghệ phẩm và người khác.
- Tiểu thuyết dịch: Khởi đăng truyện dài “Phận Người” của André Malraux do Tô Thùy Yên dịch.
- Có ba truyện dài: “Viên đạn đồng chữ nổi” của Mai Thảo, “Vạch một chân trời” của Sơn Nam, “Dấu mặt” của Thanh Tâm Tuyền.
- Truyện ngắn “Sayonara” sáng tác của Lê Huy Oanh.
- Truyện ngắn dịch: “Ngôi Làng Cám Dỗ” của Frank Kafka, Đinh Hoàng Sa dịch.
- Thơ của Cao Thoại Châu, Hoàng Ngọc Biên.
- Thơ hay Tiền Chiến, Nguyễn Đăng (Mai Thảo) chọn và bình: Thu của Chế Lan Viên.
- Điểm Phim trong tuần: Hồ Tùng Nghiệp (Viên Linh) xem và bình: Les Hors-la-Loi de Casa Grande.
- Phổ nhạc thơ Tự do: Cung Tiến phổ và dẫn giải bài “Lệ Đá Xanh,” thơ Thanh Tâm Tuyền.
- Cuộc đời tiểu sử văn nghệ sĩ: Nguyễn Ngu Í viết về Đông Hồ.

Trong các tác giả trên, đã khuất: Thái Tuấn, Nguyễn Nhật Duật, Mai Thảo, Sơn Nam, Thanh Tâm Tuyền, Chế Lan Viên, Đông Hồ, Nguyễn Ngu Í.

Một tuần báo bìa màu, tác giả như thế, mà bán có 8 đồng, không lạ gì nó bán chạy nhiều chỗ hết sạch ở các sạp báo. Nhưng nó đã chết trong năm thứ hai. Báo bán chạy mà chết sớm, không phải chết dần mòn, nguyên do ở việc quản trị, lúc này người viết chưa thể nói đến các chi tiết.

(Một bìa báo Nghệ Thuật - Hình do Viên Linh chụp)

Vào khoảng năm 2010, mỗi Thứ Tư tôi viết một bài lối hai trang đánh máy cho trang Văn Học Nghệ Thuật nhật báo Người Việt, trừ hai tuần lễ trong năm 2014, tới nay cuối Tháng Mười Hai, 2017, đã viết liên tục gần 400 bài. Nhìn xấp giấy báo ố vàng cắt từ những tờ báo cũ, mới thấy cuộc sống như những chiếc lá vàng rơi xuống lúc cuối mùa, những chiếc lá ấy nay vụn vỡ màu gỗ mộc, một thuở đã xanh tươi phơi phới cùng nắng gió mưa sương giữa không gian ngày đêm trong mịt mùng tịch mịch. Có lá ở rừng xanh, có lá ở núi đỏ, có lá cùng gai sắc, có lá với hoa màu, có lá dài lá ngắn, lá nhỏ lá to, lá dày lá mỏng. Lá của cây lá của cỏ, lá dưới nước, lá trên không. Chiếc lá rời lại, biết bao nhiêu là thời gian bao nhiêu là khoảng cách, bao nhiêu là vỡ vụn hao mòn,…

Nghệ Thuật là tờ tuần báo văn học nghệ thuật đầu tiên ở miền Nam Việt Nam in bìa màu offset, là kỹ thuật ấn loát màu tiến bộ nhất lúc bấy giờ, mà tới lúc đó chỉ có các báo có đông đảo độc giả có thể chịu đựng nổi phí tổn.

Máy in offset bốn màu (thật ra là nhiều hơn bốn màu) nhưng người ta gọi thế vì chiếc máy có ít nhất bốn ống lăn mực, mỗi ống có một máng mực màu, có bốn màu căn bản: vàng Yellow hay Y, đỏ Magenta hay M, xanh da trời Cyan hay C, và đen black hay K. Gọi tắt là KCMY (tôi đã quên thứ tự chính xác khi viết những dòng này).Hai màu ta gọi xanh đỏ trong ngành offset gọi và viết là Cyan và Magenta. Còn xanh của Á Đông có hai thứ, xanh da trời và xanh lá cây, xanh da trời chỉ cần mực Cyan, còn xanh lá cây cần Cyan pha với vàng, ai cũng biến. Đỏ Magenta là đỏ không có vàng, đỏ Á Đông (red) cần Magenta pha với vàng.

Chuyện báo Nghệ Thuật in offset đã được bàn tán nhiều lúc bấy giờ, chung quy dồn vào câu hỏi: tiền đâu mà làm báo văn chương in offset? Đó là một câu hỏi chính xác. Báo văn chương độc giả lối ngàn người, ngàn độc giả là nhiều, nhưng số nhiều ấy không thể nuôi được tờ báo in offset. Một điều lạ nữa của tờ Nghệ Thuật là vị quản lý lại không phải là một người nổi danh về tài quản trị tiền bạc, song rất nổi danh về giọng hát: nam danh ca số 1 một thời: ca sĩ Anh Ngọc. Điều đáng kể nữa tờ Nghệ Thuật lại có một bỉnh bút giữ mục thường xuyên là nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Kịch tác gia Vũ Khắc Khoan cũng giữ một mục thường xuyên trong báo này.

Trong thời gian cư ngụ tại building Cửu Long đường Hai Bà Trưng với nhà văn Thanh Nam, anh đã cho tôi biết tương đối rõ về bí ẩn này. Tờ Nghệ Thuật quả là có nguồn tài trợ lớn nên nó mới xuất hiện được như nó đã xuất hiện.

Chú thích
Nghệ Thuật, chủ nhiệm chủ bút Mai Thảo. Tổng thư ký tòa soạn: Viên Linh, khổ 9.50 x 12.50 phân Anh, 34 trang, giá bán 8 đồng một số. Tòa soạn tại 233 Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn.

(Theo: Viên Linh - Báo Người Việt ghi lại (năm 2017)

Trở về đầu trang